Bình cứu hỏa cũ nên bỏ đi hay nạp lại bình mới?


Bình chữa cháy sau khi sử dụng được 3 - 5 năm trạng thái của bình sẽ bị xuống cấp trông thấy, biểu hiện là bình cũ kĩ, han rỉ sắt, chất chữa cháy bên trong nếu còn cũng không sử dụng được. Vậy có nên tận dụng bình chữa cháy để nạp khi bình đã cũ? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!

Hạn sử dụng của các loại bình chữa cháy:

- Bình chữa cháy CO2: Cần nạp lại bình khi trọng lượng giảm đáng kể.

bình chữa cháy co2 cũ

- Bình chữa cháy bột: Kiểm tra đồng hồ hiển thị và bảo dưỡng bình ít nhất 1 lần mỗi năm. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, bạn có thể tăng tần suất kiểm tra và bảo dưỡng để đảm bảo sẵn sàng hoạt động.

- Khu vực đòi hỏi an toàn cháy nổ cao (như kho hóa chất, nhiên liệu, hay kho xăng dầu): Cần nạp lại bình đúng mức 6 tháng 1 lần theo thời gian bảo hành để đảm bảo an toàn và sẵn sàng.

Thời hạn sử dụng của bình bột thường là 3 năm và của bình CO2 là 5 năm trong điều kiện lý tưởng và cách bảo quản của người sử dụng.

Cách kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy:

- Kiểm tra bình chữa cháy đều đặn, tối đa 30 ngày một lần.

- Đảm bảo rằng bình chữa cháy được đặt đúng vị trí, dễ nhìn, dễ sử dụng, niêm phong, và đủ chất theo quy định.

- Kiểm tra vỏ bình, đảm bảo không bị hư hỏng, ăn mòn, rò rỉ, và kiểm tra dây loa phun cò bóp.

- Tháo và kiểm tra bên trong, nạp lại bình để đảm bảo chất lượng và sẵn sàng dập tắt đám cháy. Thời gian kiểm tra:12 tháng 1 lần cho bình mới.

- 6 tháng 1 lần cho bình đã qua nạp lại.

- Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, kiểm tra vỏ bình bằng kiểm tra thủy lực, phải đạt cường độ yêu cầu (tối thiểu 30 MPa) mới được sử dụng.

Các chú ý khi sử dụng bình chữa cháy:

- Đọc hướng dẫn sử dụng và hiểu rõ tính năng của từng loại bình để chọn loại phù hợp với đám cháy.

- Khi phun, đứng ở hướng gió thổi (nếu cháy bên ngoài) hoặc gần cửa ra vào (nếu cháy bên trong).

- Dập tắt đám cháy hoàn toàn trước khi dừng phun.

- Khi dập tắt đám cháy chất lỏng, phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun trực tiếp vào chất lỏng để tránh làm cho nó bắn ra ngoài và cháy lớn hơn.

- Khi phun, tuỳ thuộc vào đám cháy và lượng khí còn lại trong bình để lựa chọn vị trí và khoảng cách phù hợp.

- Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần được bảo quản riêng để tránh nhầm lẫn.

- Khi phun, giữ bình ở tư thế thẳng đứng

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cho các bạn về bình chữa cháy cũ có nên nạp lại bình hay tái chế.